Trong khi nhiều CEO bán lẻ bị ám ảnh bởi việc trở thành người giỏi nhất thế giới, Ingvar Kamprad, người sáng lập IKEA, lại dành nhiều ưu ái hơn cho ‘thiết kế dân chủ’, mang đến đồ nội thất chất lượng với giá cả phải chăng cho đại chúng. Tầm nhìn của ông là tạo ra một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho ‘nhiều người’ và chính cách tiếp cận ‘better-not-best’ này đã đưa IKEA dẫn đầu xu thế khi thực hiện thành công các phương pháp bền vững vượt xa hơn cả một thương hiệu đồ nội thất “flat-pack”.
Trong suốt cuộc đời 91 năm của Kamprad, ông đã thực hiện một chế độ tiết kiệm và siêng năng nghiêm ngặt, chính những đặc điểm này trở thành nền tảng cho sự thành công của IKEA. Doanh nhân này khởi nghiệp tại một căn nhà kho nhỏ ở quê hương Agunnaryd, miền nam Thụy Điển khi mới 17 tuổi, bán các mặt hàng gia dụng đặt hàng qua thư giảm giá thông qua một xe bán sữa. Khoảng một thập kỷ sau, ông mở phòng trưng bày đồ nội thất đầu tiên của mình, nhưng phải đến năm 1956, khái niệm đồ nội thất “flat-pack” – nội thất tháo lắp rời được đóng gói trong thùng giấy phẳng phiu và gọn nhẹ mới được ra đời.
Từ sự ra đời của thương hiệu Ikea gắn liền với đồ nội thất “flat-pack”
Ý tưởng đến với Kamprad sau khi chỉ đơn giản là xem một nhân viên tháo chân bàn ra để có thể để vừa vào ô tô cho khách hàng. Anh ấy nhận ra rằng điều này sẽ giúp việc vận chuyển các mặt hàng của IKEA trong tương lai trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn. Kể từ đó, IKEA đã gây bão khắp thế giới – dường như Catalogue của thương hiệu này được đọc nhiều hơn cả Kinh thánh – nhưng sự khởi đầu khiêm tốn đã không bao giờ mất đi khỏi người sáng lập ấy. “Tôi thấy nhiệm vụ của mình là phục vụ đa số mọi người” ông nói với Forbes vào năm 2000. “Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để tôi tìm ra những gì mà khách hàng muốn, làm thế nào để phục vụ họ một cách tốt nhất? Câu trả lời của tôi là hãy sống cùng những người bình thường, bởi vì trong thâm tâm, tôi là một phần trong số họ.”
Đến câu chuyện người sáng lập hãng nội thất giàu có nhưng nổi tiếng hơn về cách sống tiết kiệm
Kể từ khi ông qua đời vào ngày 27 tháng 1 năm 2018, tài sản ròng của ông vào khoảng 58,7 tỷ đô la Mỹ, biến ông trở thành người giàu thứ tám trên hành tinh, tuy nhiên với sự nổi tiếng về lối sống tiết kiệm nghiêm ngặt của Kamprad, khiến cho mọi nhân viên của ông cũng phải tuân theo. Nếu ông ấy đi máy bay hạng phổ thông, thì họ cũng vậy, nếu ông ấy bắt xe buýt thay vì đi taxi, thì nhân viên của ông cũng vậy. Và trong khi Kamprad có thể đã thực hiện cách tiết kiệm của mình đến mức cực đoan, các nguyên tắc cơ bản của ông ấy đã ăn sâu vào tiềm thức văn hóa IKEA.
Trong tuyên ngôn năm 1976 của mình, “Điều ước của một đại lý đồ nội thất“, hay còn được gọi là “Kinh thánh IKEA“, Kamprad đề cập đến mong muốn phục vụ “đa số”, thay vì một số ít. Mục tiêu của ông là bán đồ nội thất tiện dụng, được chế tạo tốt chứ không phải là “sản phẩm chỉ để ngắm” và là những thiết kế đơn giản, bền vững, dễ sử dụng – tất cả đều ở mức “giá thấp nhưng có ý nghĩa”.
“Đơn giản là một truyền thống tốt đẹp của chúng tôi“, ông ấy tiếp tục viết. “Các thói quen đơn giản có ý nghĩa tác động lớn hơn. Sự đơn giản trong hành vi của chúng tôi mang lại cho chúng tôi sức mạnh. Tính giản dị và khiêm tốn là đặc trưng của chúng tôi trong mối quan hệ với nhau, với nhà cung cấp và với khách hàng. Không chỉ để cắt giảm chi phí mà chúng tôi không ở các khách sạn sang trọng. Chúng tôi không cần những chiếc xe đắt tiền, những chức danh cao cấp, những bộ đồng phục được thiết kế riêng hay những biểu tượng địa vị khác. Chúng tôi dựa vào sức mạnh của chính mình và ý chí của chính mình!”
Sự bền vững được thể hiện toàn vẹn trong tất cả phương diện của thương hiệu Ikea
Bạn có thể thấy di sản của Kamprad trong cửa hàng 32.000 mét vuông mới nhất của IKEA được mở ở Greenwich, London vào năm 2019. Cũng như cửa hàng mới kết hợp nhiều tính năng sinh thái, bao gồm tấm quang điện, thu hoạch nước mưa và xử lý nước thải (giảm 50% lượng nước tiêu thụ), vị trí cửa hàng cũng được lựa chọn đặc biệt vì có kết nối giao thông công cộng tuyệt vời – điều mà Kamprad đã chấp thuận. Nhân viên sẽ được khuyến khích đi bằng xe đạp, ngoài ra sẽ có các điểm sạc xe điện miễn phí cho khách hàng. Thương hiệu cũng sẽ đầu tư khoảng 2 triệu bảng Anh vào khu vực địa phương, bao gồm các giải pháp giao thông bền vững.
Ngay cả trước khi Lagom trở thành từ thông dụng của năm 2017 (và ngoài thực tế là người Scandinavi, đặc biệt là Kamprad, đã sống theo cách này trong nhiều năm), IKEA đã khởi động dự án Live Lagom kéo dài ba năm của mình vào năm 2014, với khoảng 450 đồng nghiệp sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệu IKEA để giúp tiết kiệm năng lượng và nước – giảm thiểu chất thải, sống lành mạnh và tiết kiệm hơn.
“Khái niệm này đã là một phần của tinh thần và lối sống của người Thụy Điển trong nhiều năm“, thương hiệu cho biết. “Chúng tôi tin rằng cách sống một cuộc sống có ý nghĩa đồng thời có trách nhiệm chính là: không hy sinh những gì bạn yêu thích, trong khi không lấy nhiều hơn những gì bạn cần từ hành tinh. Đó là một ý tưởng mạnh mẽ, có khả năng thay đổi cách mọi người cảm nhận về tính bền vững.”
Đây không phải là sáng kiến duy nhất mà IKEA đã đưa ra với nỗ lực biến tính bền vững trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, thay vì khiến người tiêu dùng phải bỏ đi lượng lớn bao bì của các sản phẩm phô trương liên quan đến các xu hướng lối sống mới nhất. Ví dụ, ý tưởng về món bít tết súp lơ gây tranh cãi của Marks & Spencer sẽ khiến Kamprad vô cùng thất vọng – không chỉ vì mức giá điên rồ 2 bảng Anh của nó, mà quan trọng hơn là do bao bì và chất thải của nó quá nhiều. Theo ông, “lãng phí tài nguyên là một trong những căn bệnh lớn nhất của nhân loại”.
IKEA đã đi đầu trong nhiều chiến dịch đột phá, bao gồm dẫn đầu cuộc cách mạng nhà thông minh với phạm vi chiếu sáng thông minh được điều khiển từ xa, lần đầu tiên cung cấp các giải pháp chiếu sáng sáng tạo cho thị trường đại chúng. IKEA cũng từ bỏ bóng đèn halogen từ năm 2015, chuyển sang thiết kế đèn LED trước lệnh cấm của EU đối với bóng đèn halogen, do đèn LED hiệu quả hơn 85% so với bóng đèn sợi đốt và có thể kéo dài 20 năm. Ngoài ra, thương hiệu gần đây đã hợp tác với Solarcentury để cung cấp cho khách hàng giải pháp lưu trữ pin năng lượng mặt trời mới, có nghĩa là chủ nhà có thể tích trữ năng lượng mặt trời dư thừa để sử dụng sau này, cắt giảm đến 70% hóa đơn tiền điện.
Các chiến dịch hướng tới tương lai của IKEA không chỉ vì lợi ích của người tiêu dùng mà còn theo nghĩa rộng hơn là “con người và hành tinh“. Các nỗ lực nhân đạo của thương hiệu mở rộng đến các cộng đồng liên quan đến doanh nghiệp, từ đồng nghiệp, đến nhà cung cấp, trẻ em và gia đình sống ở một số cộng đồng dễ bị tổn thương nhất thế giới. Kamprad thành lập IKEA Foundation như một phần trong đặc tính bao trùm của công ty “tạo ra cuộc sống tốt hơn mỗi ngày cho càng nhiều người trên khắp thế giới càng tốt” bằng cách hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người: một ngôi nhà an toàn, sức khỏe tốt, giáo dục và thu nhập gia đình bền vững.
Tập trung vào các chương trình lâu dài và bền vững, IKEA thực hiện một loạt “Chiến dịch Lý do Chính đáng – Good Cause Campaign”, từ việc tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ em dễ bị tổn thương (được phát triển bằng cách hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hàng đầu như Save the Children và UNICEF) đến việc tạo điều kiện cho các đồng nghiệp của IKEA với cơ hội tình nguyện dành thời gian của họ để hỗ trợ những người tị nạn. Quỹ “Better Shelter” được thiết kế dành cho những người tị nạn đã giành được giải Beazley Design of the Year 2017, ngoài ra công ty còn thuê các nghệ nhân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, để họ có cơ hội kiếm được thu nhập bền vững.
Bí quyết thành công nằm ở việc họ đã tạo ra được một “Tinh thần Ikea”
Ngoài những khía cạnh đạo đức trong tuyên ngôn năm 1976 của Kamprad và cách tiếp cận nhân đạo của IKEA nói chung, không thể phủ nhận Kamprad có một mặt tối hơn về đời sống cá nhân, với lịch sử đồng cảm với Đức Quốc xã (ông đã viết một bức thư công khai cho các nhân viên của mình gọi đây là “sự thất bại lớn nhất của mình”), hôn nhân tồi tệ, trốn thuế và nghiện rượu.
Tuy nhiên, gạt cuộc sống cá nhân phức tạp của mình sang một bên, thương hiệu và văn hóa công ty mà ông tạo ra đã tiếp tục tác động đến cuộc sống của đa số người tiêu dùng. Ông tuyên bố trong tài liệu tuyên ngôn: “Tinh thần IKEA thực sự vẫn được xây dựng trên sự nhiệt tình của chúng tôi, từ nỗ lực không ngừng đổi mới, từ ý thức về chi phí, từ sự sẵn sàng chịu trách nhiệm và giúp đỡ, từ sự khiêm tốn trong việc tiếp cận nhiệm vụ và từ sự đơn giản trong cách làm việc của chúng tôi. Chúng tôi luôn quan tâm và truyền cảm hứng cho nhau. Những người không thể hoặc sẽ không tham gia với chúng tôi sẽ thật sự đáng tiếc.”
Chính sự đổi mới và hoàn thiện bản thân không ngừng của IKEA, các sản phẩm giá trị thực sự và cách tiếp cận tạo ra các sản phẩm trung thực, đơn giản đã dẫn đến thành công lâu dài của công ty và thậm chí khi không còn Kamprad, công ty vẫn hoạt động và phát triển bền vững trong tương lai.
Nguồn: theculturetrip